TS Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam (ảnh HT)
Ông Dương Việt Thắng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Cà Mau: Trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã phản biện 14, giám định 21. Riêng nhiệm kỳ 2014 - 2019 phản biện, giám định: 17 (Trong đó phản biện 5, giám định xã hội 12). Nội dung phản biện và giám định chủ yếu tập trung 3 nhóm nội dung chính: Quy hoạch, Chương trình, Dự án. Điểm nổi bật trong hoạt động của LHH là đã tập hợp, phát huy tốt trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ và những cán bộ có kinh nghiệm qua lãnh đạo, quản lý tham gia vào hoạt động phản biện, giám định xã hội; coi trọng tổ chức khảo sát thực tế, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với người dân; bằng kết quả kiểm nghiệm thực tế và tổng hợp ý kiến của người dân để làm căn cứ đánh giá, đối chiếu sự phù hợp hay không phù hợp của các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện, từ đó mà tính khách quan, khoa học, tính thực tiễn trong phản biện, giám định xã hội được vững chắc hơn; qua đó đã tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo tỉnh nhiều vấn đề có căn cứ khoa hoc, thực tiễn nhằm góp phần điều chỉnh, bổ sung; cũng như xác định mục tiêu, phương hướng phát triển sát với thực tế sản xuất và đời sống nhân dân, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Thường trực Liên hiệp Hội thành lập 35 hội đồng thực hiện nhiệm vụ phản biện và giám định xã hội. Tổng số lượt chuyên gia tham gia các hội đồng gần 600 lượt người, trong đó giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ, cán bộ quản lý từ cấp phó ngành tỉnh trở lên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Thường vụ Tỉnh ủy (đương chức hoặc nghỉ hưu). Ngoài tỉnh, trong tỉnh, trong BCH Liên hiệp Hội.
Ông Dương Việt Thắng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Cà Mau (Ảnh st)
Công tác phản biện và giám định xã hội đã góp phần cho đơn vị tư vấn, Chủ đầu tư bổ sung hoàn thiện Dự án, Quy hoạch, Chương trình... cho phù hợp; Nâng cao tính khả thi của Đề án, Dự án, Quy hoạch...; Kiến nghị chủ trương, chính sách và cung cấp cơ sở, luận cứ khoa học khách quan và tình hình thực tiễn cho lãnh đạo tỉnh, cơ quan chức năng có thêm thông tin trong việc thẩm định, phê duyệt dự án. Một số dự án bức xúc được UBND tỉnh kịp thời ra văn bản ghi nhận cho chủ trương và chỉ đạo một số ban ngành chức năng, Chủ đầu tư nghiêm túc tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của LHH, làm việc với Chủ đầu tư chỉnh lý hồ sơ cho phù hợp; góp phần cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp. Được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ngành, huyện, thành phố đánh giá cao; Góp phần cho công tác triển khai thực hiện dự án đạt chất lượng cao nhất (hiệu quả về kinh tế, xã hội, tư tưởng, tránh lãng phí).
Tuy nhiên, theo ông Thắng, hiện nay chúng tôi rất cần tạo cơ chế để thu hút thêm nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tham gia vào hoạt động phản biện, giám định xã hội đối với các vấn đề chuyên môn sâu nhằm thực hiện khoa học, hiệu quả và mang lại ý nghĩa thiết thực của công tác này. Cần huy động các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi về quản lý và kỹ thuật trong từng lĩnh vực cần phản biện, giám định, kể cả chuyên gia ngoài tỉnh, vì hiện nay chúng tôi đang rất thiếu về nhân lực cho hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội.
Ông Lâm Thành Đắc - Chủ tịch Liên hiệp Hội Bạc Liêu (Ảnh st)
Ông Lâm Thành Đắc - Chủ tịch Liên hiệp Hội Bạc Liêu: Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định của Liên hiệp Hội Bạc Liêu thời gian qua hầu hết chỉ thực hiện ở hình thức phản biện. Quy mô phản biện được thực hiện thông qua hình thức hội thảo (chưa thực hiện ở mức độ góp ý, chia sẻ thông tin, cũng như thực hiện bằng dự án, đề án). Nội dung phản biện có tính bao quát, kết quả phản biện thể hiện bằng các báo cáo và kinh phí dùng cho hoạt động phản biện được thực hiện định mức theo hướng dẫn của ngành tài chính (chưa phân biệt chuyên gia trong tỉnh hay ngoài tỉnh, chuyên gia hàng đầu hay chuyên gia trung bình). Điển hình thời gian qua, chúng tôi thực hiện phản biện: Dự án Khu tổ hợp thể dục thể thao tỉnh Bạc Liêu; Dự án trưng bày nội thất Bảo tàng tổng hợp trong khối nhà B,C; Giám định Dự án Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên Bạc Liêu; Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu tại Khu dân cư Hoàng Phát, phường 1, thành phố Bạc Liêu…
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Liên hiệp Hội còn gặp không ít khó khăn trong công tác tổ chức, mời gọi các chuyên gia nhất là chuyên gia giỏi ở ngoài tỉnh, chuyên gia cao cấp của TW tham gia; điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của Liên hiệp Hội còn hạn hẹp, ít nhiều đã làm ảnh hưởng chất lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch Liên hiệp Hội Bến Tre (Ảnh st)
Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch Liên hiệp Hội Bến Tre: Nhiều năm qua, Liên hiệp Hội đã tư vấn, phản biện 200 dự án, đề án, công trình quan trọng trong đó, tiêu biểu là: dự thảo Nghị quyết: “Về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”, 02 Chỉ thị: “Về huy động các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020”; “Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giám sát, phản biện xã hội” của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội; Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỏ Cày Nam và huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Đề án xây dựng huyện Chợ Lách đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020…
Kết quả như đã nêu trên đã khẳng định, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã góp phần tích cực giúp lãnh đạo có thêm căn cứ, luận chứng, cơ sở khoa học để xem xét quyết định các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Bến tre, ông Bảo cho hay.
Nguồn tin: vusta.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn