Những bài thuốc điều trị một số bệnh thường gặp có sử dụng vị thuốc Bồ công anh.

Thứ tư - 22/05/2024 23:27
Tên thường gọi: Bồ công anh
Tên khác: Diếp hoang, diếp dại, diếp trời
Tên Tày, Nùng: Dạ phiắc bao.
Tiếng Dao: Lài mai
Cây mọc rải rác ở ven sông hoặc nương rẫy

1- Mô tả cây: Cây nhỏ, cao khoảng 50cm-1m, có cây cao tới 2-3m, thân mọc thẳng, nhẵn, phân cành, ít lá có nhiều hình dạng, mép lá có nhiều răng cưa thưa, thân và lá khi bấm vào có nhựa trắng, hoa màu vàng hoặc màu tím.
Cây Bồ công anh.
2- Bộ phận dùng: Dùng toàn thân bỏ rễ dùng tươi hoặc phơi khô
3- Tính vị: Tính mát có vị hơi đắng
4- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm
* Dùng tươi:
-  Dùng toàn thân, cây non để đắp.
Theo kinh nghiệm dân gian và một số cụ lương y dùng để đắp cho các bà mẹ nuôi con nhỏ bị tắc tia sữa, với các triệu chứng như sau, hàng ngày con vẫn bú được bình thường tự nhiên mất sữa, vú căng tức, khó chịu không sốt, không viêm.
Cách làm: Dùng toàn thân, cây non một lượng vừa  đủ giã nát trộn với nước vo gạo rồi sao ấm nhiệt độ khoảng 40-50 oC là vừa, rồi đắp trực tiếp lên toàn bộ bên vú bị tắc, thời gian khoảng 60 phút, rồi bỏ ra lấy nước ấm lau rửa sạch và cho con bú bình thường.
5- Một số bài thuốc có vị Bồ công anh
Bài 1: Chữa tắc tia sữa
Bồ công anh   25g khô   hoặc (50g tươi)
Bầu đất         15g khô   hoặc (30g tươi)
Đại thanh      20g khô   hoặc (40g tươi)
Sắc nước uống ngày 01thang, cho khoảng1.5 lít nước, đun sôi để lửa nhỏ cho sôi âm ỉ khoảng 15-20 phút đem uống hàng ngày. Sau uống các dấu hiệu căng tức sẽ giảm người dễ chịu và con bú được bình thường.
 Trường hợp mà không đỡ, người bệnh thấy căng tức nhiều hơn thì đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để khám và được tư vấn.
Bài 2: Thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng
Bồ công anh                 30g khô    hoặc (60g tươi)
Kim ngân hoa             20g khô    hoặc (40g tươi)
Diệp Hạ châu               20g khô    hoặc (40g tươi)
Sắc nước uống ngày 01thang, cho nước ngập thuốc đun sôi, nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, uống thay nước hàng ngày(ngày 5-6 lần). uống trong khoảng thời gian 15-20 ngày.
Ngoài ra còn dùng để tắm như trẻ bị rôm, lở ngứa ngoài da, dị ứng.
Liều dùng ngoài không giới hạn.
Bài 3: Thuốc chữa dạ dày
Bồ công anh                         20g
Nghệ đen (nga truật)           15g
Vỏ rụt (nam mộc hương)       20g
Lá khôi                                   20g
Sắc nước uống ngày 01thang, cho nước ngập thuốc đun sôi, nhỏ lửa khoảng 15-20 phút,
Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần từ 50-60ml, sau ăn 30-40 phút
Kiêng ăn, uống đồ cay nóng, các loại quả chua vào lúc đói, các loại đồ ăn lên men chua...
Bài 4: Thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Bồ công anh                         30g khô
Thắp bút(mộc tặc)              25g khô
Mã đề (Xu mạ)           25g khô
Khổ sâm (dạ mác lót)         20g khô
Sắc nước uống ngày 01thang, cho nước ngập thuốc đun sôi, nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, ngày uống 5-6 lần, thay nước uống hàng ngày.
Trên đây là những bài thuốc, vị thuốc từ cây Bồ công anh mà Ban chuyên môn Hội Đông y tỉnh đã sưu tầm và kế thừa được./.

Tác giả bài viết: Lý Văn Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay706
  • Tháng hiện tại9,776
  • Tổng lượt truy cập295,697
Logo vusta
© LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852 690  -  Email: lienhiephoicb@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Hoàng Thị Bình - Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://lienhiephoi.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây