Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, hoặc kèm theo khô táo hoặc kém theo ẩm ướt. Khi đó, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt, trong lao động từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể bị những biến chứng không đáng có.
Ngày 25 tháng 10 năm 2021, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Cao Bằng phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường và UBND xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình: “Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần” tại khu du lịch thác Bản Giốc. Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND và các đoàn thể xã và 30 hộ tham gia mô hình hội nghị.
Năng lượng là một vấn đề mang tính toàn cầu và đang đặt ra những thách thức to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch như than, xăng, dầu, khí đốt vv...đang ngày một cạn kiệt. Do vậy khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự biến đổi khí hậu.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, hoạt động khuyến nông tỉnh Cao Bằng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân nông thôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp, trong đó có những cây trồng lợi thế như mía, thuốc lá, trúc sào,… cho hiệu quả kinh tế cao. Những năm qua, tỉnh đã chú trọng quan tâm tới hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và đã ban hành nhiều văn bản kế hoạch tạo động lực cho nông nghiệp phát triển, hình thành các chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm
Nội dung Chuyên đề Phổ biến Kiến thức số 18 (tháng 6/2021 )
“Để KH&CN trở thành động lực và ngày càng phát triển, nhất là trong lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, công nghiệp, y tế… thì công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức người dân cũng như các cấp quản lý là hết sức quan trọng”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ.
Lê vàng Đông Khê là loại quả đặc sản của tỉnh Cao Bằng và được đánh giá là một trong 50 loại trái cây ngon nhất của Việt Nam. Tại Cao Bằng, cây lê được trồng chủ yếu ở các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Nguyên Bình… Hiện nay, huyện Thạch An có gần 10 ha lê giống địa phương, tương đương với khoảng 4.000 cây được trồng chủ yếu ở xã Lê Lai và thị trấn Đông Khê. Tuy nhiên, tỷ lệ cho quả và chất lượng chỉ chiếm khoảng 70% tổng số cây; 30% còn lại mới được gây giống hoặc cây đã già, thoái hóa, không ra quả.