Tác động của đô thị hóa và đổi mới hệ thống quy hoạch đối với đường sắt

Thứ năm - 29/07/2021 23:42
Sau 35 năm đổi mới, thế và lực nước ta đã lớn mạnh hơn, chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng khá, hội nhập quóc tế sâu rộng và hiệu quả hơn. Trong giai đoạn tới thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021 - 2030, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững tạo nền tảng để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Trong hệ thống hạ tầng giao thông thì mạng lưới đường sắt là nội dung được quan tâm nghiên cứu.


Đô thị hóa với hạ tầng giao thông

Theo TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch PTĐT Việt Nam, đô thị hóa (ĐTH) là quá trình chuyển hóa từ dân cư nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với kết cấu hạ tầng, văn minh công nghiệp. Là quá trình tập trung dần hình thành từ đổi mới sản xuất và nâng cao đời sống. Quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển kinh tế- văn hóa - xã hội và không gian kiến trúc gắn với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trong đó có kết cấu hạ tầng. Trên thế giới đã trải qua quá trình đô thị hóa từ thời kỳ cổ đại, phong kiến, tư bản rồi đến hiện đại. Việt Nam là nước đô thị hóa muộn hơn Châu Âu, song đến nay đang là nước có tốc độ đô thị hóa ở khu vực nhất là từ 1986 đến nay. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có những khác biệt so với các nước đang phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu về quá trình đô thị hóa trên thế giới, của Việt Nam và nhất là các đô thị lớn, đô thị lịch sử, từ đây rút ra nhiều bài học kinh nghiệm với cách tiếp cận khác nhau. Song nhìn tổng quan đều thấy: để đô thị hóa nhanh thì phát triển đô thị đều gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông. Để đạt được đô thị hóa trong giai đoạn tới thì phát triển hạ tầng kỹ thuật cần được quan tâm đến:

Là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững; Đảm bảo tính đồng bộ đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai; Hợp tác phát triển tránh cục bộ theo đơn vị hành chính mà cần phối hợp khai thác hiệu quả, hợp lý, chú trọng liên kết vùng, liên kết quốc gia, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị, là động lực vùng.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật phải có sự phối hợp trong qui hoạch xây dựng trong quản lý khai thác; Mạng lưới giao thông hạ tầng kỹ thuật cần được xem xét các thành tốt từ lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của từng phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và sân bay để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo TS Nghiêm, trong quá trình đô thị hóa vừa qua, mạng lưới giao thông đã đạt kết quả nhát định, song cũng nhận thấy còn tồn tại đó là:

Nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa huy động thuận lợi từ nguồn lực xã hội; từ nước goài.

Quản lý phương tiện giao thông chưa hài hòa lợi ích, chưa phát huy tiềm năng vốn có, gia tăng phương tiện giao thông cá nhân (ô tô, xe máy) cao chưa kiểm soát được chặt chẽ. Đây là tồn tại cần quan tâm, xem xét và bài học từ nước ngoài.

Giao thông công cộng trong các đô thị, nhất là đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… chưa thu hút người dân, chưa đổi mới, tạo cơ chế thu hút nhất là với kết cấu hạ tầng đã có vai trò truyền thống như đường sắt.

Để giải quyết những tồn tại trên cần sớm hoàn thiện đồng bộ cơ sở pháp lý mà trước hết là từ các chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành quốc gia.

Hệ thống quy hoạch Việt Nam

Quy hoạch là định hướng, phương hướng phát triển và tổ chức không gian (vật thể, phi vật thể về kinh tế- vă hóa - xã hội) cho một thời kỳ nhất định trên lãnh thổ xác định. Qui hoạch phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế- xã hội và theo cấp hành chính. Kể từ hòa bình lập lại, công tác quy hoạch đã được quan tâm và có biến đổi theo sự phát triển của đất nước và yêu cầu hội nhập. Đến năm 2017 hệ thống quy hoạch được hình thành theo 4 nhóm chính sau:

Quy hoạch kinh tế- xã hội được lập cho vùng, lãnh thổ đặc biệt, cấp tỉnh, huyện; Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu được lập theo cấp quốc gia, vùng, tỉnh; Quy hoạch xây dựng được lập theo vùng liên tỉnh, tỉnh vùng chức năng đặc thù, liên huyện, huyện và khu chức năng đặc thù (kinh tế, công nghiệp, công nghệ, du lịch, bảo tồn…)

Quy hoạch mạng lưới đường sắt

Trong báo cáo về quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề cập đồng bộ quy hoạch tổng thể các tuyến khu vực trọng điểm, định hướng kết nối, quản lý, khai thác, quy hoạch sử dụng đất… là các kết quả cụ thể có nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nội dung nên đi sâu hơn vào mạng đường sắt kết nối cảng biển (là khâu đột phá trong phát triển giai đoạn tới, bổ xung cảng đề xuất gần đây ngoài cảng hiện có: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Đồng thời cần phân tích việc triển khai đường sắt cao tốc Bắc Nam, bài học kinh nghiệm để tìm sự đồng thuận vì đang có nhiều ý kiến trái chiều. Riêng về quy hoạch đầu mối đường sắt Hà Nội (mục 5.4.1) đã có nghiên cứu kết nối với quy hoạch chung được duyệt (1259/QĐ-TTg) và quy hoạch giao thông vận tải (quyết định 519/QĐ-TTg) với đề xuất điều chỉnh một số ga đầu mối và ưu tiên xây dựng tại Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng. Tại các khu trọng điểm này, nếu được sơ bộ tính toán quy mô để phù hợp với các quy hoạch PK đã duyệt và quy hoạch tổng thể Hà Nội đang tổ chức nghiên cứu theo Luật quy hoạch. Việc đề xuất quỹ đất chung cho hạ tầng giao thông cần xác định rõ các cơ sở căn cứ khi xác định vì đến nay chưa ban hành quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Báo cáo đã đề cập đồng bộ các yêu cầu cần thiết bám sát các định hướng, chiến lược của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Thống nhất về dự báo môi trường khi thực hiện quy hoạch, đây là nghiên cứu có tính khoa học. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm về tác động đến sinh thái, cảnh quan và định hướng bảo tồn các di tích liên quan, nhất là với các tuyến, các khu đầu mối mở rộng và xây dựng mới.

Hiện nay trong xu hướng đô thị hoá đang có những giải pháp mới với các khu đầu mối với xu hướng đề xuất điều chỉnh cả quy hoạch chung đã duyệt nên cần diễn giải khoa học hơn khi đề xuất.


Báo cáo đã xác định 9 nhóm giải pháp, về cơ bản là hợp lý và đồng bộ (cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, liên kết hoạp tác, giáo dục, tuyên truyền, hợp tác quốc tế, nguồn vốn, phương thức hoạt động, quản lý, tổ chức thực hiện). Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về giải pháp liên kết, hợp tác phát tiển với các địa phương. Việc hợp tác phải được xác định từ xây dựng cơ chế, chính sách, từ xây dựng quy hoạch của địa phương và phối hợp trong quản lý, khai thác. Nhấn mạnh giải pháp này sẽ giải quyết hợp lý các tồn tại, tạo thuận lợi cho ngành phát triển mới được thuận lợi. Nội dung này cũng cần được bổ sung trong mục kiến nghị với các tỉnh, thành phố, TS Nghiêm cho hay.

Tuy nhiên, theo TS Nghiêm cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nâng cao năng lực hệ thống hạ tầng đô thị, từng bước giảm phát thải, nâng cao năng lực chống chịu biến đổi khí hậu, chống ùn tắc giao thông. Hơn nữa trong thực tiễn vừa qua có thể xem là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của ngành đường sắt, không chỉ do tác động tiêu cực từ dịch bệnh covid-19 mà còn tồn tại từ trước đó là tình trạng lạc hậu, cũ kỹ, nhiều cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ… thì việc nghiên cứu quy hoạch mạng lưới giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 là đột phá quan trọng góp phần tạo lập được trục xương sống vận tải. Có nhiều lợi ích tổng thể cho xã hội, phát huy được giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xã hội, giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, nghiên cứu, lập quy hoạch mạng lưới đường sắt cũng đang gặp nhiều thách thức rất cần nâng tầm nhận thức, tiếp cận phương thức nghiên cứu khoa học và thực tiễn để quy hoạch có chất lượng.

Nguồn tin: vusta.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay532
  • Tháng hiện tại5,076
  • Tổng lượt truy cập319,064
Logo vusta
© LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852 690  -  Email: lienhiephoicb@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Hoàng Thị Bình - Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://lienhiephoi.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây