Kết quả bước đầu từ đề tài nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh rau ngót rừng

Chủ nhật - 06/10/2024 21:50
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp cơ sở là các đề tài, dự án, mô hình triển khai ở quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm, thí nghiệm... Trong số các nhiệm vụ đã triển khai, nhiều nhiệm vụ được đánh giá cao về tính khả thi cũng như khả năng ứng dụng rộng trong thực tế, điển hình như đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh Rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) theo hướng VietGap trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.
 
Cây rau ngót trồng tại mô hình.


 
Rau ngót rừng có tên gọi khác như: rau sắng, rau mì chính, rau ngót quế... Rau ngót rừng được biết đến bởi giá trị dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe con người. Lá và hoa được sử dụng làm thức ăn, có vị bùi ngọt và hàm lượng protit, acid amin cao; ngoài ra, lá và rễ cây còn được sử dụng làm thuốc có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, cây trồng một lần và cho thu hoạch vài chục năm, từ năm thứ năm trở đi cho năng suất ổn định, uớc tính một cây cho thu hoạch 3 - 5kg lá tươi/cây/năm. Rau ngót rừng có phân bố tại 4 huyện: Nguyên Bình phân bố nhiều nhất, tại các xã: Vũ Minh, Triệu Nguyên, Phan Thanh, Thành Công; huyện Quảng Hòa tại các xã: Quốc Toản, Tiên Thành; huyện Thạch An tại các xã: Vân Trình, Đức Thông, Minh Khai, Thái Cường; huyện Trùng Khánh tại các xã: Khâm Thành, Ngọc Khê, Cao Thăng. Theo người dân địa phương, hiện nay số lượng cây giảm đi, nhiều cây bị chặt hạ, ít cây tái sinh do người dân đã thu hái tận thu toàn bộ cành lá non, hoa, kể cả mầm non của những cây mới tái sinh. Vì vậy, trong rừng rất ít cây có quả để tái sinh tự nhiên, cũng như thu hái quả để phục vụ nhân giống.
 
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống rau ngót rừng bằng hạt và bằng hom, xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật trồng thâm canh theo hướng dẫn VietGap tại vườn hộ. Xây dựng được 01 ha mô hình trồng thâm canh rau ngót rừng theo hướng dẫn VietGap tại các xóm Lũng Ỉn, Lũng Rảo và Vũ Ngược, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình với 5 hộ dân tham gia. Qua theo dõi cho thấy rau ngót rừng là cây sinh trưởng chậm, sau trồng 12 tháng chiều cao cây chỉ trong khoảng 30 - 40 cm, do đó cây cần được chăm sóc thường xuyên trong những năm đầu. Hàng năm, đặc biệt vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 10, cây rau ngót thường bị sâu đục thân, sâu ăn lá, côn trùng (dế, châu chấu,...) phá hoại, vì vậy cần thường xuyên theo dõi, để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Qua việc tham gia thực hiện mô hình người dân được hướng dẫn về quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cây rau ngót rừng, tuy nhiên cây rau ngót rừng là cây sinh trưởng chậm, thường xuyên bị sâu hại do đó người dân cần áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình chăm sóc. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, nhóm nghiên cứu đề tài cần tiếp tục hỗ trợ người dân về nguồn lực và kỹ thuật để mô hình được tiếp tục duy trì và nhân rộng.

Tác giả bài viết: Bế Lưu Băng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay388
  • Tháng hiện tại9,458
  • Tổng lượt truy cập295,379
Logo vusta
© LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852 690  -  Email: lienhiephoicb@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Hoàng Thị Bình - Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://lienhiephoi.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây