Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bệnh nhân và gia đình mắc phải là quá kiêng khem trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến người bệnh không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất sức, đường huyết tăng cao,... Vì thế, không phải cứ bị bệnh tiểu đường là phải giảm đột ngột, giảm tất cả lượng thức ăn mà bạn nên theo dõi để đưa ra liều lượng thức ăn hợp lý cho người bệnh.
Ngoài lượng thức ăn khoa học thì hãy cố gắng ăn đủ bữa, ăn đúng giờ để tạo thói quen. Nếu thực hiện được, bạn sẽ ít khi rơi vào trạng thái quá no hoặc quá đói khiến chỉ số đường huyết không ổn định.
Trên thực tế, ngoài 3 bữa chính, không ít người cũng bổ sung thêm khoảng 4 - 5 bữa ăn phụ mỗi ngày để tránh đói bụng ăn đồ ăn vặt vào đêm khuya.
Ngoài thức ăn, mỗi người cần bổ sung đủ 1,5 - 2L nước/ ngày, đặc biệt là người bị tiểu đường. Vì:
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ngoài mục đích cải thiện bữa ăn, duy trì chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh lâu dài thì ăn đa dạng cũng giúp người bệnh:
Kiểm soát đường huyết ổn định: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết tăng dần đều và không gây đột biến.
Ngăn ngừa biến chứng: Chế độ ăn đa dạng và cân đối giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận...
Hãy chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau, thực phẩm nhiều màu sắc cho bữa ăn phong phú
Tác giả bài viết: theo: benhvienphuongdong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn