Đặc sản rau rừng

Thứ ba - 04/01/2022 03:26
Vào mùa xuân, cây cối và các loại cây đua nhau đâm chồi, nảy lộc trên miền “non nước Cao Bằng”. Từ lâu đời người dân nơi đây đã biết sử dụng, hoa rừng để chế biến thành nhiều món ngon độc đáo. Nhiều thứ rau rừng bình dị đã trở thành đặc sản, như rau dạ hiến, rau ngót rừng, hoa rau ngót rừng, rau dớn…
Rau dạ hiến 
Cây Dạ Hiến (cây rau bò khai) là một loại dây leo có tua cuốn, thường mọc ở vùng núi đá vôi, ven các rừng thứ sinh hoặc rừng đang phục hồi. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này leo lên các cây thân gỗ để vươn lên cao, thân cây giòn, dễ bẻ gẫy. Vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch là thời gian thu hoạch rau dạ hiến.

Cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ ngắt như rau muống rồi đem xào, rau thường được xào với thịt bò, lòng lợn, trứng hoặc phở khô. Trong chế biến, lưu ý  chỉ cần xào tái sẽ giữ được màu xanh, giòn, ngọt và đậm đà hương vị, vừa béo ngậy vừa thơm.

Rau dạ hiến còn có tác dụng chữa một số bệnh như: viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết niệu… Theo một số kết quả nghiên cứu, rau dạ hiến có giá trị dinh dưỡng cao (tính trong 100g lá non), gồm: Nước 78,8g, protein 06g, gluxit 6,1g, chất sơ 7,5g, tro 1,6g, canxi 138g, vitamin C 60mg, caroten 2,6mg, photpho 40,7mg.
 
Rạu dạ hiến. Ảnh: Mác Kham

Mặc dù là thứ rau rừng mọc tự nhiên nhưng không phải nơi nào cũng có.  Do việc khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, trước thực trạng đó, tỉnh Cao Bằng, đã đề nghị Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn và phát triển loài cây bản địa này. Hiện tại người nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự mình trồng cây dạ hiến có kết quả ban đầu.

Rau dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau sạch nên nhu cầu thị trường rất lớn, rau dạ hiến không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh thành khác. Hiện nay, rau dạ hiến đã có mặt trong các nhà hàng và được coi là một đặc sản quý của núi rừng.

Rau ngót rừng, hoa rau ngót
Rau ngót rừng là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên vùng núi đá, cành lá xum xuê, cây lâu năm có thể cao từ 5 - 10m. Vào mùa đông, cây rụng hết lá già, đến tháng 2 âm lịch cây bắt đầu ra những búp non. Khoảng tháng 3 và tháng 4 âm lịch là thời điểm thu hoạch của rau ngót rừng và hoa rau ngót. Rau ngót cũng được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột, vì trong lá rau ngót có chứa nhiều chất sơ…   chứa một lượng lớn các axit amin không thể thay thế, vai trò rất lớn trong việc tổng hợp protein của cơ thể, tăng khả năng hấp thu chất béo, ngăn ngừa táo bón.
 
cay rau ngot rung 3
Rau ngót rừng .Ảnh : Mác Kham
 
Chế biến rau ngót, hoa rau ngót cũng khá đơn giản chỉ cần tuốt lá, rửa sạch, vò qua và nấu canh, thêm gia vị sẽ được một bát canh thơm ngon, đậm đà. Ngoài ra, khi nấu canh có thể cho thêm thịt lợn băm, hay tôm ,đậu phụ mềmbát canh càng trở nên bổ dưỡng.
 
Rau ngót rừng vừa là đặc sản rừng, vừa là cây lâm sản ngoài gỗ giá trị kinh tế cao, do đó năm 2021 tỉnh Cao Bằng đã giao cho đơn vị chuyên môn phân tích, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bắt đầu thực hiện từ năm 2022. Kết quả nghiên cứu sẽ mở ra hướng phát triển sản xuất hàng hóa sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế  - xã hội địa phương./.
 

Tác giả bài viết: Bế Lưu Băng

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay387
  • Tháng hiện tại4,540
  • Tổng lượt truy cập318,528
Logo vusta
© LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852 690  -  Email: lienhiephoicb@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Hoàng Thị Bình - Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://lienhiephoi.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây