Các đại biểu dự hội thảo. |
Hội thảo nghe các báo cáo tham luận, chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và định hướng nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Cao Bằng; thực trạng nghiên cứu lĩnh vực văn hóa, du lịch, định hướng nghiên cứu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Cao Bằng; thực trạng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học y dược và định hướng nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Cao Bằng; cơ cấu nhiệm vụ KH&CN tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; định hướng hoạt động nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình nghiên cứu khoa học của tỉnh; các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp và chương trình nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thực trạng sản xuất, kinh doanh và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP của tỉnh; đánh giá thực trạng và định hướng thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ dành cho các đặc sản địa phương huyện Trùng Khánh; đánh giá thực trạng và định hướng thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ dành cho các đặc sản địa phương huyện Thạch An; đề xuất giải pháp, định hướng thúc đẩy khai thác, hỗ trợ phát triển thị trường tiêu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu tỉnh Cao Bằng; giải pháp định hướng và đề xuất nhiệm vụ, góp phần tạo lập môi trường, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phát biểu tại hội thảo. |
Trên cơ sở đó, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung các nội dung vào dự thảo 2 đề án phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương như: trong lĩnh vực nông nghiệp cần bổ sung và quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nghiên cứu đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo chuỗi sản xuất hợp lý, ưu tiên cây trồng, vật nuôi đặc sản, đặc hữu của địa phương; quan tâm triển khai đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật; cần có chính sách tài chính đầu tư triển khai nhân rộng hiệu quả nhiệm vụ KH&CN; một số chỉ tiêu đưa ra quá thấp so với yêu cầu bối cảnh đất nước; tăng định mức đầu tư nghiên cứu khoa học; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; nghiên cứu, đề xuất chính sách, thể chế, khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhất là lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh...
Sau hội thảo, cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các ý kiến vào dự thảo 2 đề án trong thời gian tới.
Tác giả bài viết: Theo : Báo Cao Bằng điện tử
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn