Sáng 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo khoa học “Đề án tái cơ cấu nhiệm vụ KH&CN tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và “Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030”.
Nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngày 19/4/2022, tại xã Đức Long, huyện Hòa An, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ thuật “Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ trong trồng ớt thương phẩm theo chuỗi giá trị”. Đây là giải pháp đạt giải ba Hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng lần thứ 7 (2020 - 2021).
Nhằm phát huy và ứng dụng các giải pháp đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cao Bằng lần thứ 7 (2020 - 2021) vào sản xuất và đời sống nhân dân. Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng lựa chọn một số giải pháp để tổ chức tập huấn phổ biến, tuyên truyền nhân rộng kết quả tại địa phương
Cao Bằng có nhiều lễ hội, đa dạng, phong phú, nổi bật nhất là các lễ hội Đền, Chùa; lễ hội Pháo hoa, lễ hội Lồng Tổng, lễ hội Nàng Hai và lễ hội Thanh Minh. Mỗi lễ hội đều hàm chứa nội dung và hình thức đặc trưng của nó. Lễ hội Thanh Minh của người Nùng An được tổ chức vào đúng tiết thanh minh hàng năm tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Theo bà con địa phương, đây là lễ hội tưởng niệm, ngợi ca lòng thủy chung son sắt của đôi trai gái yêu nhau trong sáng, thủy chung, chống lại cường quyền ác bá và hủ tục lạc hậu phong kiến xưa kia. Lễ hội còn có thêm nội dung cầu mùa, còn được lưu truyền đến ngày nay. Lễ hội Thanh Minh theo tiếng bản địa Nùng, Tày gọi là lễ hội Sinh Mình.
Trong sản xuất trồng trọt, việc ứng dụng công nghệ cao như sử dụng nhà màng, nhà kính, che phủ nilon, hệ thống tưới tự động nhỏ giọt, phun mưa…. Đã và đang được người dân áp dụng và phát triển trên diện rộng. Tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến các địa phương như thành phố Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Trùng Khánh, huyện Quảng Hòa…
Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là địa phương nổi tiếng với các loại mận như: mận máu, mận chín sớm, mận thép…, trong đó, mận máu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt trong khâu giống là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và khả năng phát triển cây mận máu do đó chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh và chưa trở thành cây chủ lực góp phần phát triển kinh tế tại địa phương
Nhằm cung cấp sản phẩm Thạch đen đảm bảo chất lượng, an toàn, bền vững để phục vụ xuất khẩu, trong năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã triển khai thiết lập (xây dựng) cấp mã số vùng trồng Thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An. Đây là một bước tiến lớn trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch An nói riêng và của tỉnh Cao Bằng nói chung.
Nói đến Cao Bằng hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thác Bản Giốc, hang Pác Bó bởi đây là hai khu du lịch nổi tiếng trở từ lâu đã thành biểu tượng của mảnh đất biên cương nơi địa dầu tổ quốc. Tuy nhiên, nếu bạn có điều kiện ghé lại Cao Bằng lâu hơn, thường xuyên hơn sẽ biết được Cao Bằng còn nhiều điểm du lịch đẹp đẽ và nên thơ không kém. Đó là danh thắng núi Mắt Thần, hồ Thăng Hen tại xã Quốc Toản, huyện Trùng Khánh trong quần thể 36 hồ Thang Hen, là điểm đến nổi bật của công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng.
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, cùng với những sản vật nổi tiếng như: hạt dẻ, gạo nếp Ong… huyện Trùng Khánh còn có giống vịt cỏ nổi tiếng bởi thịt ngọt đậm đà, không hôi, trứng có lòng đỏ to, đậm màu, thơm ngon mà không địa phương nào có được.
Vào những tối mùa đông lạnh giá, dọc trên các tuyến phố của Cao Bằng, lâu lâu du khách sẽ bắt gặp ánh điện ấm áp của các quán cóc ven đường, theo đó lan tỏa hương vị ngòn ngọt, cay cay, nồng ấm mang mùi vị vừa lạ, vừa quen của món bánh trôi hay đồng bào dân tộc quê tôi còn gọi là món bánh Coóng phù.
Khẩu sli là một loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Tày, Nùng, mỗi dịp tết cổ truyền. Khẩu Sli tiếng địa phương là tên gọi của một loại bánh làm từ bỏng gạo với đường phên, phổ biến trên khắp các địa phương Cao Bằng. Nhưng ngon nhất phải kể đến là khẩu sli Nà Giàng, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
Vào mùa xuân, cây cối và các loại cây đua nhau đâm chồi, nảy lộc trên miền “non nước Cao Bằng”. Từ lâu đời người dân nơi đây đã biết sử dụng, hoa rừng để chế biến thành nhiều món ngon độc đáo. Nhiều thứ rau rừng bình dị đã trở thành đặc sản, như rau dạ hiến, rau ngót rừng, hoa rau ngót rừng, rau dớn…
Thạch là một thức quà giải khát không xa lạ với bất kỳ ai, thạch đen làm từ cây sương sáo; thạch rau câu, thạch dừa, các loại thạch xanh xanh đỏ đỏ đủ màu sắc la liệt ngoài thị trường thì ai cũng biết. Nhưng quê tôi có loại thạch được thiên nhiên ban tặng thơm mát ai được ăn một lần đều nhớ mãi không quên. Không phải loại thạch làm bằng gói bột hóa chất chỉ cần cho một thìa xuống nước khuấy khuấy đã có cả chậu thạch, cũng không phải loại thạch xanh xanh đỏ đỏ của các hãng thực phẩm đóng trong những chiếc cốc nhựa bé xíu vừa ăn vừa lo lắng vì không biết cái thứ mình vừa nuốt vào trong bụng nó có để lại hậu quả về sau không. Là loại thạch được chế biến từ hạt của một loại quả trong tiếng Tày gọi là Mác Púp.
Phở chua cũng là món ăn quen thuộc ở nhiều địa phương khác, nhưng phở chua ở Cao Bằng có nét độc đáo riêng về gia vị, nguyên liệu và cách thức chế biến.
Áp chao là món quà bánh nổi tiếng độc đáo ở Cao Bằng, bởi phần nhân bên trong bánh không làm bằng thịt lợn, thịt bò... mà được làm bằng thịt vịt lọc bỏ xương rồi cắt miếng nhỏ tẩm ướp với các gia vị kĩ càng để góp phần tạo nên món bánh độc đáo, thơm ngon và vô cùng hấp dẫn trong những ngày đông lạnh.
Bệnh Dại là bệnh do vi rút hướng thần kinh gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Bệnh đã được ghi nhận và mô tả cách đây 3.000 năm. Bệnh Dại có thể gặp ở tất cả các loài động vật máu nóng và lây truyền cho người chủ yếu thông qua các chất bài tiết có nhiễm vi rút Dại từ vết cắn, vết liếm của động vật mắc Dại
Thực hiện Quyết định số 349/QĐ-LHHVN ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về việc ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021); Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc triển khai các Hội thi, Cuộc thi Sáng tạo khoa học và kỹ thuật của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1364 /QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2020 thành lập Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cao Bằng lần thứ 7 (2020-2021).
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, hoặc kèm theo khô táo hoặc kém theo ẩm ướt. Khi đó, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt, trong lao động từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể bị những biến chứng không đáng có.
Ngày 25 tháng 10 năm 2021, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Cao Bằng phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường và UBND xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình: “Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần” tại khu du lịch thác Bản Giốc. Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND và các đoàn thể xã và 30 hộ tham gia mô hình hội nghị.
Năng lượng là một vấn đề mang tính toàn cầu và đang đặt ra những thách thức to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch như than, xăng, dầu, khí đốt vv...đang ngày một cạn kiệt. Do vậy khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự biến đổi khí hậu.